(Anh thì chả có tư di kinh tế, mà anh cũng đéo bận tâm thằng nào chết thằng nào
toi, anh chỉ cần nồi cơm nhà anh vưỡn đầy và các con anh ăn ỉa vô tư là ổn. Cơ
mà đi đến chỗ đéo nào cũng nghe than vãn bàn luận, rồi tái này tái kia, nên anh
cóp bài này của thằng cu Buồi vào cho các bạn lấy tí kiến thức nhà nông. Bựa, nhưng vẫn khá chuẩn :)
=======================================================================================
Thật ra thì bên
CIEM họ đã có một báo cáo gần 100 trang về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế rồi
và thú thật với các cụ là em đọc mà chả hiểu mẹ. Tuy nhiên em cũng liều mình
làm mấy dòng về cách hiểu của em về việc tái cấu trúc nền kinh tế và quan trọng
hơn, đi tìm cho câu trả lời, chúng ta phải làm gì để bảo toàn đồng vốn, rồi kế
đến mới là gia tăng giá trị tài sản của chúng ta.
Thú thực với
các cụ, nền kinh tế của chúng ta chả là cái đêk gì cả. Mang tiếng đứng thứ 6
Đông Nam Á, nhưng căn bản, nền Kinh tế của chúng ta dựa vào xuất khẩu thô và
kêu gọi đầu tư nước ngoài. Nghĩa là sao: Nghĩa là nhà cụ có cái ao nuôi cá, ba
cái chuồng gà, một vuờn trái cây và một khu nhà trọ.
Cá câu từ hồ
lên, cho vào cái chậu mang ra chợ bán ----> Xuất mẹ thô
Gà trong chuồng,
bắt ra cho vợ con giết thịt mang ra chợ bán ---> Sơ chế, xuất thô
Vườn trái cây,
hái quả mang ra chợ bán ---> Xuất thô
Còn cái rẻo đất
sau nhà, thấy nhu cầu hàng xóm láng giềng có nhu cầu về nhà, cụ gọi anh chị em
đầu tư cái nhà trọ rồi cho thuê ---> Kêu gọi đầu tư hộ cá thể.
Mô hình này phản
ánh gần như nguyên bản nền kinh tế Việt Nam (cho dù em hạ xuống một tí cho dễ
hiểu và đỡ đau đầu).
Cơ cấu nền
kinh tế Việt Nam ra sao?
Nói đến tái
(nghĩa là làm lại) nền kinh nghĩa là bỏ mẹ rồi vì chả bao giờ nền kinh tế đang
ngon lại phải làm lại. Tuy nhiên cũng có cụ lập luận rằng, trẻ con từ 2 tuổi đến
3 tuổi thì nó phải bú sữa mẹ. Đến 3-5 tuổi các cụ phải tái cơ cấu hệ thống dinh
dưỡng để phù hợp với sự phát triển, rồi 5-15 tuổi tái tiếp một lần nữa rồi từ
18-25 lại tái thêm một lần nữa và lần này có thể quay lại....bú cũng được em
thì em nửa đồng tình nửa không đồng tình nhưng riêng khoản sau khi có đầy
răng....vẫn bú thì em nghĩ là đúng.
Như vậy, nôm na
là tái cơ cấu có nghĩa phân bổ lại nguồn lực để thay đổi hàm lượng dinh dưỡng cho
nền kinh tế. Vậy hàm lượng dinh dưỡng của nền kinh tế Việt Nam từ đâu ra. Xin
thưa là hiện tại Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3
ngành lớn) kinh tế, đó là: (1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; (2) công nghiệp
(bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng
và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); (3)
thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Mô hình sau thể
hiện mức tương quan của 3 cấu phần của nền kinh tế so với GDP
Nhìn cái hình
trên là các cụ đã thấy bỏ mẹ rồi thế này nhá, Việt Nam là nước nông nghiệp (nguồn: http://vi.wikipedia.org/w.i/Nông_nghiệp_Việt_Nam),
60% lao động cả nước làm ra nhõn 20% GDP
Trong khi ngành
công nghiệp, nhìn tăng trưởng thì nghĩ mình sắp chế được Iron Man đến nơi rồi
nhưng thưa các cụ, ngành công nghiệp Việt Nam chả chế nổi ra cái dao lam, hay
cái kim chứ đừng nói đến ô tô hay hỏa tiễn. Giá trị tuyệt đối của ngành công
nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu khoáng sản thô mà có đấy ạ. Do vậy là
cũng bỏ mẹ, không thể cứ vét bùn từ ao mà bán cho thằng hàng xóm đắp hàng rào
được nên về nguyên tắc, bán tài nguyên là phải căn cơ. Do vậy mới có vụ cãi
nhau ỏm tỏi vụ mỏ Boxite, mỏ nhôm, mỏ thiếc và núi pháo núi súng gì đó (em
không sa đà vào vụ này vì đây không phải topic buôn than )
Còn lại là
ngành dịch vụ.
Như vậy thô thiển
nền kinh tế của chúng ta như sau:
6 cụ chổng mông
cày ruộng làm ra 2,000
1 cụ chỉ tay
năm ngón bán than, đá, cát, tài nguyên làm ra 4,000
3 cụ còn lại đi
môi giới làm ra 4,000 nữa.
Như vậy GDP của
việt nam bằng 10,000 chia cho 10 cụ thế là vị chi mỗi cụ có 1,000 USD sướng
nhá! nhưng bức tranh thực tế nó khác lắm. Mấy thẳng chổng mông làm ruộng nó làm
ra có 333USD trong đó thằng chỉ tay ăn 4,000 còn thằng buôn nước bọt mỗi thằng
chia nhau khoảng 1,200USD
Đây là lý do có
sự chuyển dịch về dân cư, đây là lý do bất hợp lý trong khai thác tài nguyên,
đây là căn nguyên của phân cách giàu nghèo, đây là nội hàm của bất bình đẳng,
đây là giá trị phổ quát của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Và khi không
còn tài nguyên để bán nữa, thì mấy thằng buôn nước bọt cũng chết, vì nền kinh tế
không tạo ra của cải vật chất gì thì 10 ông sẽ quay về cái máng lợn tạo ra 2000
---> Thu nhập mỗi ông sẽ có có 200USD.
Vậy nên, ta phải
tái.
Thế đấy!
Em có thấy vài
cụ có nhắc tới lề trái hay lề phải. Thật ra theo quan điểm của em cái lề nào
cũng thế. Chẳng có cái lề nào muốn một Việt Nam khổ cực, nhục nhã và cứ cúi gằm
mặt xuống với thiên hạ. Chả có cái lề nào mong muốn sử sách lưu danh mình lại
như những "thằng, con" tội đồ của cả dân tộc trong một thế hệ những
năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Mỗi cái lề nó giống như một cái chân. Nếu
hai chân không tiến nhịp nhàng thì ta không tiến lên được. Nếu hai chân tiến
cùng một nhịp thì ta nhảy cóc, tưởng dài mà mệt. Nếu hai chân cùng nhảy lùi một
nhịp thì ta nhảy cóc ngược, vừa dễ ngã vừa ngu si. Còn nếu hai chân một bước
dài, một bước ngắn thì vừa mệt và cả dân tộc đi lặc lè và chả về đâu. Còn nếu
hai chân mỗi chân dạng một nơi thì dân tộc này có lẽ chỉ có mỗi nghề....nằm ngửa.
Hình dung như vậy để thấy tư thế, tâm thế và dáng đứng của chúng ta thế nào các
cụ ạ.
Không lan mang
về đề tài....dạng chân, em xin quay về chủ đề chính. Ở bài trên, em và các cụ
đã khẳng định được với nhau một điều là: hiện nay nên kinh tế của chúng ta đã
qua tuổi bú, qua tuổi ăn dặm và bây giờ là tuổi ăn học và phát triển. Cái tuổi
bú, theo em là tuổi sướng nhất cứ nằm ngửa, há mồm và trông vào toàn bộ sự bao
cấp và phân phối của nhà nước. Đây là một nền kinh tế sinh ra một loạt những quốc-doanh-nhân
nhà nước mà lịch sử thường hào phóng ưu ái gọi họ là "thằng, con", dù
tài năng chẳng có gì, có thể là ông tổ trưởng, cũng có thể là anh thanh niên
xã, cũng có thể là chú công tác Đoàn, chị sinh hoạt Đội, chỉ sau một tờ giấy có
chữ "QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM" là các anh, các chị trở thành Chủ tịch này,
tổng nọ. Nhà nước tổ chức sản xuất tập trung với hy vọng khi người người làm việc,
nhà nhà làm việc, tổng sản phẩm quốc nội sẽ gia tăng và về mặt lý thuyết 100
người nuôi 200 con heo và 100 người chế tạo ra 200 chiếc xe đạp thì cả 200 người
vừa có xe đạp để đi và 200 người có thịt heo để ăn. Ta sẽ tiến lên đại đồng với
tư duy như thế.
Về lý thuyết số
học, nó đúng, nhưng ở thượng tầng nền kinh tế, các cụ sai mẹ nó từ đầu đó là
các cụ lấy đâu ra thặng dư từ 200 con heo và 200 cái xe đạp để mua cám heo, mua
heo giống, mua phụ tùng xe đạp để nặn thành một cái xe đạp?
Mô hình sản xuất
tập trung kiểu hợp tác xã bị đập bỏ, mong muốn một nhà nước XHCN (xếp hàng cả
ngày) mà người dân có cơm no áo ấm bị đe doạ nghiêm trọng và lần đầu tiên Việt
Nam nhận thức được ra rằng, sẽ không thể tồn tại một nền kinh tế mà lao động dựa
trên khả năng còn thụ hưởng theo nhu cầu. Không thể tồn tại một nền kinh tế mà
người lao động chỉ thích sáng đến vót tăm tre, nhưng chiều cưỡi BMW tán gái và
xăng thì nhà nước lo.
Lần tái cấu
trúc đầu tiên ra đời.
Không hợp tác
xã gì nữa, chúng ta sẽ làm ra những quả đấm thép, tạo ra những siêu công ty do
nhà nước đứng ra rót vốn, vận hành và Việt Nam sẽ đi lên công nghiệp hoá bằng
các tập đoàn này. Em không dành nhiều thời gian nói về cái đúng, cái sai của
quyết định này nhưng dù nói gì đi chăng nữa, quyết định tái cấu trúc lần này nó
cũng đã phần nào thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam.
20 năm trước những
tổng thuốc lá, cao su, đóng tàu, cảng biển, ngân hàng, chè đã thổi một nguồn
sinh khí mới cho cả một đất nước rệu rã và thiếu thốn đủ thứ nhu yếu phẩm do hậu
quả của chiến tranh. Có giao thương, ắt có sản phẩm chất lượng tốt. Dù có đôi
người gọi thời 20 năm trước là thời thổ tả khi một cái nồi áp suất, hay một cái
áo măng tô, hay "con xe" đạp Đi-a-măng (Diamond) là thước đo cho sự
sang trọng nhưng dù gì thì nó cũng còn tốt hơn một nền kinh tế chả làm nổi ra
bánh xà phòng. Diện mạo của Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, rồi Đà Nẵng,
Quy Nhơn từ đó mà lên. Em không nói Sài Gòn nhoé, vì Sài Gòn....nó đi mẹ trước
Hà Nội cả chục năm nên....coi như không tính
Như vậy là mặt
tích cự của tái cơ cấu nó có. Nhưng đi cùng mặt tích cực thì biến tướng của một
nền kinh tế nằm ngửa bú ti nó ra đời.
Nhiều người
phân tích cái không được của nền kinh tế thời kỳ hiện tại rồi nên em không nói
lại nữa. Em chỉ muốn chuyển tải cho các cụ một thông điệp đó là: Lần tái cấu
trúc này phải là làm mới triệt để lại nền kinh tế. Vì đơn giản, nếu các cụ
không đập bỏ sự trì trệ và sai lầm của nền kinh tế hiện tại thì sẽ không bao giờ
các cụ thoát ra khỏi cái hũ nút này.
Tứt nhiên, lý
thuyết là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác. Cụ và em,
chúng ta sẽ thử phân tích và đi tìm cho riêng mình những câu trả lời. Dù nhiều
người khen chê, nhưng em vẫn tâm niệm một điều.
Ở đâu mà nước
quá trong
Ở đó sự sống sẽ
không có gì
Ở đâu nước đục
như chì
Sự sống cũng chẳng
có gì ở trong
Các cụ chuẩn bị
nói trúng điều quan trọng nhất! Để chữa được bệnh cho nền kinh tế thì trước hết
cụ phải thừa nhận bệnh cho nó đã. Giống kiểu cụ chỉ có 8 triệu thôi, nhưng vưỡn
muốn có con 4 bánh đi cho nó oai do vậy cụ mua con xe này:
Hiển nhiên khi
với số tiền còm nên con xe lởm này nó chạy được vài ngày là đứng im . Khi xác định
là cụ đã đứng im, thì thay vì thừa nhận là hỏng mẹ nó máy chính và vô lăng rồi
thì cụ cứ giãy nảy lên đổ tại cho "tình hình quốc tế phức tạp" và
"thế lực thù địch liên tiếp chống phá" nhưng căn bản, xe cụ chỉ mới hỏng
4 bánh và hết xăng .
Khi vợ cụ, con
cụ nó hơi thắc mắc là xe này hỏng thật rồi bố ạ thì cụ thẳng tay vả vỡ mồm bọn
nó ra.
Tất nhiên sau
đó thì cả nhà cụ cùng thừa nhận, xe của cụ chỉ hỏng lốp và hết xăng và công cuộc
sửa xe bắt đầu.
Tứt nhiên khi
đã xác định xe hết xăng thì đầu tiên sẽ là đổ xăng.
Và hiển nhiên,
xe không chạy. Do vậy, đã đến lúc phải nghĩ khác.
Ta có hai
phương án:
Một là, nếu vẫn
còn vẫn muốn giữ cái vỏ xe, thì các cụ phải đi mua cái máy mới và lắp vào.
---> Cái này tốn kém vì tính tương thích giữa máy mới hệ thống cũ sẽ tự đào
thải nhau.
Hai là, tiện nhất,
ra mua một con xe mới, chấp nhận vứt con kia đi đồng nát và thừa nhận mình sai
---> Cái này về lý thuyết dễ nhưng ai là người dám xung phong: Rút ống thở
cho cụ để cụ đi thanh thảnh chắc cũng không nhiều nếu không muốn nói không
có.
Do vậy nhiệm cụ
của em và các cụ ở đây là Gia Cát Dự xem, máy mới là máy gì, và bao giờ nó đào
thải để có kế hoạch cho bản thân mỗi cụ trong tương lai!
Kinh tế Việt
Nam: Nền kinh tế thuyền thúng và cơ hội nào dành cho chúng ta
Trước khi đi
sâu vào các gói giải pháp thực sự để tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, ta nên thừa
nhận với nhau rằng, cho đến thời điểm này, nền kinh tế của chúng ta vẫn chưa
thoát khỏi tư duy thuyền thúng và những người lèo lái con thuyền thúng này, bao
gồm em và cả các cụ nữa, đều là những con bò.
Em biết sẽ có
vài cụ chuẩn bị giãy đành đạch lên và hăm hở chửi em nhưng em nghĩ các cụ nên
dùng cái mà mình vẫn hay đội nón để suy nghĩ: trong 10 năm qua, các cụ đã làm
được cái gì ngoài lấy số tiền tiết kiệm con con để mua hàng giá rẻ từ Tàu từ
Campuchia, về Việt nam bán. Trong 10 năm qua, có cụ nào vượt ra khỏi cái tư duy
là cho thuê nhà mặt tiền, chọn cái nhà bé hơn, hàng tháng dôi ra tí tiền để cà
phê, thuốc lá. Trong 10 năm qua, các cụ đã làm gì hơn là mở mấy công ty, kiếm
vài cái hợp đồng gia công con con để rồi vứt mẹ nó giấy phép kinh doanh khi thời
vụ đã hết. Trong 10 năm qua các cụ đã làm gì ngoài việc bỏ sạch tiền của mình,
vay tiền ngân hàng để mua đất mua đai và vãi cứt ra đẩy hàng đi khi giá đất và
giá chung cư nó rớt từ thiên đàng xuống địa ngục.
Như vậy, dù các
cụ có chối thì thực tế, các cụ (và cả em nữa) cũng chỉ có tư duy ngang với một
thằng thuyền chài, vay mượn khắp nơi mua được con thuyền thúng và cái lưới đánh
cá để lao ra ngoài biển kia với hy vọng kiếm được tí cá về một phần bán, một phần
phơi khô ăn cầm hơi trước khi một ngày mai sáng hơn tới. Thành thật chia buồn với
các cụ là với tư duy đó, vứt mẹ nó đi, chả bao giờ cái quốc gia này đi lên từ
cái tập đoàn thuyền thúng đâu. Làm đoé gì có cái quốc gia nào lại thăng hoa từ
cái văn hoá tiểu thương như thế.
Việt Nam đang
đi đúng vào cái bẫy thu nhập trung bình và sẽ nhanh chóng tụt dốc về nước nghèo
trong vòng 5 năm tới nếu em và các cụ, những con bò của đất nước này, không làm
gì đó khác đi.
Trước khi trả lời
cho câu hỏi: "Chúng em, những con bò, có thể làm gì để giúp cho chính bản
thân bọn em trước khi giúp cho đất nước này" thì chúng ta phải xem Nhà nước
đang làm gì để cứu cho nền kinh tế để thông qua đó, cứu những con bò như cụ và
em.
Giải cứu nền
kinh tế: Có gì ngoài Bơm và Hút?
Dù muốn thừa nhận
hay không muốn thừa nhận thì em cũng xin khẳng định nền kinh tế Việt Nam hiện
nay như con bệnh nằm trên giường và thoi thóp sống nhờ những động thái bơm, thụt,
hút, phân của nhà nước.
1/ Bơm - Thụt
Trước hết bơm
là bơm tiền cho nền kinh tế. Chả có nền kinh tế nào sống được mà không có sự trao
đổi hàng-tiền-hàng trừ loại hình kinh tế kiểu ăn lông ở lỗ là hàng đổi hàng do
vậy về nguyên tắc giải cứu nền kinh tế là nhà nước phải bơm ra một lượng tiền
nhất định để duy trì lòng tin của người dân về tương lai, và để cho người dân cảm
thấy họ có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Khi người dân chi tiêu, thì lượng hàng tồn
kho và sản phẩm làm ra được tiêu thụ và nó sẽ làm cho vòng quay của hàng tiền sẽ
nhanh hơn theo đó tổng sản phẩm quốc nội sẽ gia tăng và quốc gia lại trở về
vòng phát triển của mình. Mỹ làm vậy, Trung Quốc làm vậy, và cả châu Âu làm vậy,
và Việt Nam cũng ĐỊNH làm vậy. Các cụ gạch đít hai lần chữ định cho em. Mỹ có
thể thành công, Châu Âu cũng có thể thành công nhưng em xin khẳng định, Việt
Nam sẽ đoé bao giờ thành công với cách bơm tiền kiểu này.
Vậy bơm tiền kiểu
này là bơm tiền kiểu gì?
Nếu Mỹ và Châu
Âu bơm tiền theo phương án Ngân Hàng Trung Ương dùng ngân sách quốc gia mua lại
non-performing-loan (riêng cái việc gọi NPL là Nợ xấu đã đủ thấy trình của những
người làm tài chính nó cao mẹ nó đến đâu rồi - tuy nhiên trong bài viết này em
không đi bình luận trình của lãnh đạo ), và hành vi mua lại Non-performing-loan
này cho phép nhà nước can thiệp để tái cấp dòng tiền chết cho nền kinh tế. Nghe
thì phức tạp, nói nôm na cho các con bò dễ hiểu thì các cụ vay tiền nuôi 4 con
heo. 4 con đang khoẻ mạnh tự dưng một con giãy đành đạch và lăn đùng ra chết.
Bao nhiêu lãi lờ nằm hết vào con heo chết đó, cụ trắng tay vì ngân hàng nó yên
tâm với doanh thu từ 3 con heo sống. Cụ vác cái mặt dài như cái bơm về nhà bố mẹ
đẻ và xin các cụ mua giùm cho con heo chết chứ không cụ chết như con heo.
Với bố mẹ Mỹ:
Các cụ sẽ đồng ý là con heo này chết rồi, tao sẽ mua lại cho mày với giá rẻ rồi
lấy tiền kinh doanh tiếp con nhé, khi nào mày có tiền trả tao từ từ. Còn thịt
con heo này, tao sẽ xẻ thịt bán rẻ cho thằng Trung Quốc nó ham rẻ nó múc thì nó
múc, nó không múc thì ta tính sau.
Còn với Việt
Nam: Vấn đề ở đây là không ai thừa nhận là con heo của cụ nó đã chết mẹ nó rồi,
vì không có bác sỹ thú y đo nhịp tim của nó để kết luận nó chết. Thành ra, cả cụ
và bố mẹ cụ đều đồng ý là con heo này nó tạm thời ngủ. Vẫn sẽ cấp vốn, nhưng
thay vì để xử lý xác con heo chết, thì cả nhà cụ nhất quán là sẽ tiếp tục mua
thức ăn và thuốc men để cho con heo chết ăn.
Mà con heo đã
chết, mồm nó có nhai được de'o đâu, nên ngoài động từ BƠM, các cụ còn phải dùng
thêm một động từ nữa, đó là THỤT.
Bơm nghĩa là nó
vẫn còn nhai và xử lý, nhưng thụt nghĩa là bơm thẳng vào trực tràng của những
con bệnh như Vinashin, Vinalines để phủ nhận cái cơ thể chết đấy. Và đúng là
khi vứt lên bàn cân, lượng tiền thụt vào trực tràng của những ông như
Vinalines, Vinashin, và tiếp tới có thể là PVN, BIDV có tăng cân thật.
Xu hướng sắp tới,
em xin khẳng định là chính phủ sẽ tiếp tục hành vi Bơm và Thụt cho đến khi tống
khứ được cái của nợ này cho 2 khối: 1- Tư nhân, 2- Đầu tư nước ngoài thông qua
tư nhân hoá một số doanh nghiệp nhà nước và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Sẽ không ai can
đảm để nhưng con heo chết chết thật, vì nếu nó chết thật, nghĩa là chó nó mua.
Mà một khi chó không mua, thì cái này sẽ là lỗ thật chứ không lỗ trên giấy nữa.
Mà đã là lỗ thật, thì phải có ai đấy chịu trách nhiệm. Mà chịu trách nhiệm là một
cụm từ quá xa xỉ ở Việt Nam.
Cái này nó cũng
phù hợp với lộ trình WTO nên về nguyên tắc, nó sẽ rất thuận lợi vì nó giải quyết
được 2 vấn đề: (i) thu hút được một dòng tiền mới cho nền kinh tế, (ii) chính
phủ sẽ giảm bớt sự can thiệp vào thị trường làm tiền đề cho một thị trường mở
sau này. Xăng dầu và ngân hàng sẽ được khuyến cáo giữ còn các ngành khác về căn
bản sẽ là mở cửa.
Cơ hội của các
cụ ở phân khúc bơm- thụt này là gì. Xin chờ bài tiếp theo em phân tích ngành.
Còn hiện tại, cứ giữ tiền chơi ở đấy đã. Đừng xé lẻ ra để rồi khóc không kịp vì
thiếu tính thanh khoản cho cuộc chơi lớn hơn!
2/ Hút -
Phân
Một vấn đề mà bất
cứ nền kinh tế nào cũng lo lắng đó là phương tiện thanh toán trên thị trường
quá lớn. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây lạm phát và làm giá cả leo thang và
nguy hiểm hơn cả, nền kinh tế dư thừa tiền sẽ dẫn đến tính cạnh tranh giảm sút,
đồng nội tệ yếu đi và các cụ sẽ mất nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên liệu đầu
vào, dẫn đến giá thành sản phẩm đầu ra mất tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
Do vậy, song
hành với việc bơm tiền ra, các nền kinh tế sẽ lập tức hút tiền về để cân bằng chi
và thu bằng cách gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại và
bán các giấy tờ có giá (trái phiếu là một ví dụ) cho hệ thống này. Cái này nó
cũng giống như các cụ ăn và ỉa, có ăn mà không có ỉa là cũng bỏ mẹ, mà chỉ ỉa
thông không ăn thì cũng đi đoong
Rồi hút về thì
đương nhiên xong phải tái phân bổ lại trong hệ thống để không tạo ra con ngáo ộp
nào (hoặc cố tình) tạo ra một con ngáo ộp để mang cồng chiêng đi gõ thì việc đó
em xin hầu các cụ ở một bài khác.
Túm lại về vấn
đề HÚT PHÂN tự thân em thấy nó cũng rất phức tạp, nhưng hay tuy nhiên em xin
không hầu các cụ ở đây vì hai nhẽ: Một là, có nói kỹ ra cũng chả giúp gì được
các cụ, trừ phi các cụ đang sở hữu một, hai cái ngân hàng nào đó, như bạn em,
Kiên Béo (kheo tí, em quen anh ý lắm, đọc báo thấy mặt suốt thành ra quen) ,
hai là, càng nói kỹ topic càng bị đóng nhanh. Nên để duy trì sân chơi, cái gì
nói được thì nói, cái gì không nói được thì thôi mong các cụ thông cảm.
Vậy cơ hội của
các cụ ở đâu trong công tác HÚT PHÂN này xin thưa là với tình hình trầm trọng về
lượng tiền cung ồ ạt hiện nay, về lâu dài, chính phủ phải thu hút tiền lại trừ
phi có ai đó muốn toàn dân làm tỷ phú với số 0 đằng sau tờ tiền ngày một dài
ra. Mà giải pháp để thu tiền lại tối ưu hiện nay đó là LÃI SUẤT.
Khi các con bò
loay hoay không biết đưa dòng tiền tích luỹ của mình vào đâu thì đương nhiên
anh hùng kiểu Iron Man và Spider Man sẽ xuất hiện tránh trường hợp tín dụng đen
lan tràn gây sự đổ bể của nền tài chính và kinh tế tư nhân. Về ngắn hạn, lãi suất
huy động sẽ giảm xuống như một động thái xoa dịu khối doanh nghiệp để họ tin tưởng
về tương lai, lãi suất cho vay và tái cấp vốn sẽ giảm đi. Đồng thời, giảm lãi
huy động ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng có điều kiện tái cơ cấu dòng vốn vào để
tránh rủi ro trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong dài hạn, lãi suất sẽ lại tăng. Vậy
nên, cụ nào có tiền tiết kiệm nên lựa chọn giải pháp gửi ngắn và chờ tín hiệu tốt
hơn để rút ra và tái cơ cấu dòng tiền tiết kiệm của mình.
Tất nhiên, với
trị tuệ của một con bò, như em, thì những điều tư vấn ngớ ngẩn này nó chỉ mang tính
chất hên xui cụ nào hên thì thắng, mà xui thì thua chúc các cụ cò con thắng lợi.
Còn các cụ cò to, thì tiếp tục chờ bài tiếp để có quyết sách đầu tư đổi đời.
Việt Nam của 30
năm nữa nó là thế này:
Hay nó là thế
này:
Hay là thế này:
Em nói thật là
chưa ai trả lời được nó sẽ như thế nào.
Nhưng em dự một
điều chắc chắn là nhà phố và kinh doanh vỉa hè tràn lan sẽ không còn đất sống.
Nhà hẻm dưới 5m cũng sẽ không còn đất sống trong tương lai 15-30 năm tới.
Có thể các cụ
không đồng tình với quan điểm của em, nhưng em có một số sở cứ cho việc
này.
Từ trên cao
nhìn xuống, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy diện tích đất trống của các thành
phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng còn rất nhiều. Do vậy, cái việc
sốt đất mặt tiền nó chỉ xảy ra cục bộ tại các tuyến phố trung tâm. Tuy nhiên
các tuyến phố trung tâm hiện tại đang thay da đổi thịt với những trung tâm
thương mại lớn, tiện nghi, và giá cả rất hợp lý. Nó sẽ đẩy các hoạt động tiểu
thương đến con đường diệt vong. Và điển hình, những hàng quán vỉa hè, các khách
sạn mini, mà rõ nhất là các công ty văn phòng (trừ ngân hàng) đang dời xa những
tuyến phố thương mại để dời lên những cao ốc rẻ hơn, an ninh hơn, tiện lợi
hơn.
Tuy nhiên, một
vấn đề nan giải nhất của chúng ta hiện nay đó là hệ thống cơ sở giáo dục các cấp.
Nó vẫn len lỏi và nằm giữa các khu dân cư đông đúc. Do vậy, muốn thay đổi diện
mạo đô thị, việc đầu tiên, phải thay đổi được kiến trúc hạ tầng cho các cơ sở
giáo dục này.
Đây cũng là cơ
hội cho các cụ muốn đầu tư vào giáo dục. Phát triển các tuyến xe bus trường học
đưa đón học sinh. Phát triển hệ thống giáo dục chất lượng hơn, thân thiện với
thiên nhiên hơn, thân thiện với thực tiễn hơn.
Em chờ các cụ có tâm (và tất nhiên, có huyết nữa)!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét